Trong thời công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp ở trong và ngoài Việt Nam dần thích ứng, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa vào hoạt động nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành, tối ưu chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp.
Trước nhu cầu thiết thực đó, Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa đang là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại, với nhu cầu nhân lực trong ngành hiện nay đang rất lớn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Vậy đây là ngành học như nào? Và bạn sẽ được đào tạo những gì khi học ngành này và cơ hội nghề nghiệp, mức lương ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết: Những điều cần biết về ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa.
1. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa là gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa có thể hiểu là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy; Thiết kế, điều khiển và chế tạo robot…
Các ứng dụng của ngành này có thể kể đến trong:
- Sản xuất công nghiệp: Dây chuyền tự động hóa trong nhà máy (sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…)
- Năng lượng: Quản lý hệ thống điện thông minh (smart grid).
- Giao thông vận tải: Xe tự hành, hệ thống tín hiệu giao thông.
- Y tế: Robot phẫu thuật, hệ thống giám sát sức khỏe.
2.Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa được học gì?
Ngành Công nghệ Điều khiển – Tự động hóa là ngành học thuộc khối kỹ thuật, được đào tạo trong thời gian từ 4 – 5 năm. Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo để thiết kế, vận hành, và bảo trì các hệ thống tự động trong sản xuất, quản lý, và đời sống. Những công nghệ tiên tiến như robot, cảm biến, và trí tuệ nhân tạo cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của ngành. Các môn học trọng tâm của ngành học như:
- Điều khiển tự động: Học cách xây dựng và vận hành các hệ thống điều khiển.
- Cảm biến và đo lường: Tìm hiểu về các thiết bị đo lường hiện đại.
- Lập trình PLC (Programmable Logic Controller): Ngôn ngữ lập trình trong hệ thống tự động hóa.
- Robot công nghiệp: Thiết kế và điều khiển robot.
- Trí tuệ nhân tạo và IoT: Ứng dụng AI và Internet vạn vật trong tự động hóa.
Bên cạnh đó, sinh viên còn học các kỹ năng mềm như quản lý dự án, làm việc nhóm, và tư duy sáng tạo cũng được chú trọng trong chương trình học.
3. Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa?
Theo thống kê của Tổng cục thống kê, cả nước có khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Hội Tự động hóa Việt Nam cho biết, nhu cầu nhân lực công nghệ cao thuộc ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa tăng rất nhanh.
Ngoài ra, trong xu thế chung, nền công nghiệp Việt Nam đang chuyển tỷ trọng 70% sang phát triển công nghiệp tự động hóa cho nên sự thiếu hụt các kỹ sư quản lý và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài ngày càng trầm trọng hơn. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường hoặc đang theo học.
- Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Cán bộ kỹ thuật trong phòng giám sát, điều khiển trung tâm; phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy;
- Cán bộ quản lý, vận hành bảo trì các hệ thống tay máy công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử…;
- Cán bộ kinh doanh, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực điều khiển và tự động hoá trong và ngoài nước.
- Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.
Mức lương khởi điểm của kỹ sư tự động hóa tại Việt Nam dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất, nhân sự ngành này có thể nhận được là 30 – 45 triệu đồng/tháng. Đối với các vị trí cấp cao hoặc làm việc ở nước ngoài, con số này có thể cao hơn nhiều.
4. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa học trường nào?
Với việc định hướng đào tạo sinh viên theo nhu cầu thị trường lao động là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa tại trường Đại học Công nghệ Đông Á luôn đào tạo sinh viên phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.
Đặc biệt, với việc gắn kết với các doanh nghiệp, Nhà trường cũng được hỗ trợ đầu tư cơ sở cơ sở thực hành, lắp đặt các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại mới nhất trên thị trường hiện nay. Có thể kể tới các phòng Lab IoT – Rạng Đông và phòng thực hành Tự động hóa và khí nén (SMC Automation Lab) do doanh đầu tư tài trợ Nhà trường trong năm qua. Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp cận sớm với các thiết bị công nghệ hiện đại, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng đầy đủ về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn.
Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa tại các khối:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh