Ngành Cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì? Review Chi tiết ngành Cơ điện tử

Trong kỷ nguyên 4.0, khi công nghệ và tự động hóa đang thay đổi nhanh chóng, cách con người làm việc và sản xuất, ngành Cơ điện tử nổi lên là một lựa chọn hấp dẫn cho những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và sáng tạo. Vậy ngành Cơ điện tử học gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về ngành học thú vị này cũng như tiềm năng phát triển vượt bậc mà ngành này mang lại nhé.

1. Ngành Cơ điện tử là gì? Tổ hợp xét tuyển ngành Cơ điện tử

Ngành Cơ điện tử là ngành học vực kỹ thuật tích hợp, kết hợp các kiến thức và công nghệ từ ba lĩnh vực chính: cơ khí, điện tử, và công nghệ điều khiển nhằm thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống tự động hóa thông minh, máy móc công nghiệp hiện đại, và thiết bị công nghệ cao, từ đó tối ưu hóa năng suất và hiệu quả trong sản xuất và đời sống.

Cơ điện tử

Cơ điện tử không chỉ dừng lại ở việc chế tạo máy móc mà còn tích hợp các hệ thống cảm biến, vi điều khiển, phần mềm lập trình, và các công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra các sản phẩm thông minh, có khả năng tự học và thích ứng với môi trường. Ngành học này đang trở thành “xương sống” cho các lĩnh vực công nghiệp hiện đại, đặc biệt trong các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô, hàng không, y tế, và năng lượng tái tạo.

1.1. Tổ hợp xét tuyển 

Mã ngành: 7510202

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lý, Sinh học

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

2. Ngành Cơ điện tử học gì? 

Sinh viên ngành Cơ điện tử  được đào tạo với nội dung chương trình gồm 150 tín chỉ với các khối kiến thức căn bản tới kiến thức chuyên ngành với các khái niệm cơ bản về điện tử, mạch điện, linh kiện điện tử, các phép đo điện tử. 

Sinh viên được học về thiết kế và vận hành hệ thống điện trong công nghiệp, được đào tạo tập trung vào các ứng dụng của điện tử trong các môi trường công nghiệp, bao gồm các thiết bị điều khiển, cảm biến và hệ thống tự động hóa…

Các kiến thức về các môn học như Điện tử và công nghệ điều khiển như: Điện tử cơ bản và nâng cao, hệ thống điều khiển tự động, Công nghệ thông tin và AI, Thực hành nghiên cứu chuyên sâu tại các phòng thí nghiệm, Làm việc với các hệ thống robot, cảm biến, và mô hình thực tế….

Chương trình học của ngành Cơ điện tử được thiết kế để sinh viên không chỉ giỏi lý thuyết mà còn thành thạo kỹ năng thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

cơ điện tử

3. Học Ngành Cơ điện tử ra trường làm gì?

Với kiến thức và kỹ năng toàn diện, sinh viên ngành Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí trong các lĩnh vực công nghiệp hiện đại vì ngành Cơ điện tử là ngành có tính ứng dụng cao.

– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.

– Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

– Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

4. Mức lương ngành Cơ điện tử

Ngành Cơ điện tử có mức lương vô cùng tiềm năng và hấp dẫn,

Ngành Cơ điện tử là một trong những lĩnh vực kỹ thuật có mức lương cạnh tranh, nhờ vào nhu cầu nhân lực cao và tính ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện đại. Mức lương cụ thể phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, vị trí công việc và khu vực làm việc.

Cụ thể: 

Sinh viên mới ra trường: Mức lương cho sinh viên mới ra trường có thể dao động từ khoảng 8 – 15 triệu VNĐ mỗi tháng, tùy thuộc vào vị trí và công ty. Các công ty lớn hoặc quốc tế có thể trả lương cao hơn so với các công ty nhỏ hoặc doanh nghiệp mới thành lập.

Kỹ sư cơ bản hoặc kỹ sư trưởng: Khi có một vài năm kinh nghiệm làm việc, mức lương của kỹ sư cơ điện tử có thể tăng lên từ khoảng 15 – 30  triệu VNĐ mỗi tháng, tùy thuộc vào vị trí và công ty.

Kỹ sư cao cấp hoặc chuyên gia: Kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể có thể kiếm được mức lương từ khoảng 30 – 50 triệu VNĐ mỗi tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc

cơ điện tử

5. Học ngành Cơ điện tử ở đâu tốt?

Ngành Cơ điện tử hiện đang được đào tạo tại nhiều trường đại học hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế, với chương trình học hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến và cơ hội thực hành thực tế.

Trường có thế mạnh về ứng dụng thực tế, đào tạo sát với nhu cầu doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử và tự động hóa.Ngành Cơ điện tử tại EAUT là một lựa chọn sáng giá cho những bạn trẻ đam mê công nghệ và muốn theo đuổi ngành học có tính ứng dụng cao.

Chương trình học theo định hướng ứng dụng thực tế, kết hợp kiến thức nền tảng với kỹ năng thực hành chuyên sâu. Chú trọng các công nghệ hiện đại như robot tự hành, AI, IoT (Internet of Things) và hệ thống tự động hóa thông minh, giúp sinh viên tiếp cận ngay với các xu hướng công nghiệp 4.0.

cơ điện tử

Trường trang bị hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực hành với các thiết bị tiên tiến, phục vụ học tập và nghiên cứu: Phòng robot và cơ điện tử: Máy CNC, máy in 3D, và các hệ thống mô phỏng tự động hóa. Phòng điện tử – điều khiển: Các thiết bị lập trình PLC, vi điều khiển, cảm biến hiện đại.

EAUT có mạng lưới liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Samsung, Canon, VinFast,…tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

EAUT có mức học phí phù hợp so với các trường đại học tư thục khác, đi kèm với các chính sách học bổng đa dạng. Sinh viên có thể nhận học bổng toàn phần hoặc bán phần dựa trên kết quả học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc.

Ngành Cơ điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ yêu thích kỹ thuật, công nghệ, và sáng tạo, với cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương hấp dẫn.