1. Cơ hội nghề nghiệp cho bạn?
Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất trong thời đại công nghệ số. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kỹ thuật, ngành này không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp ổn định mà còn mang lại cơ hội vươn xa trong tương lai.
Vậy đây là ngành học như nào? Và khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo những gì, làm công việc gì sau khi ra trường, và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
2. Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là ngành học như nào?
Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là ngành học kết hợp giữa cơ khí, điện tử và công nghệ phần mềm để thiết kế, chế tạo và bảo trì các loại phương tiện giao thông hiện đại. Đây là lĩnh vực không chỉ tập trung vào động cơ truyền thống mà còn mở rộng sang các công nghệ tiên tiến như xe điện (EV), xe hybrid và các hệ thống tự lái.
Đây là ngành học mà người học cần phải có những tố chất như đam mê kỹ thuật công nghệ, có tư duy logic sáng tạo và có sự kiên trì, tỉ mỉ, ham học hỏi… Bên cạnh đó, đòi hỏi người học phải có các kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, hiểu biết về toán học và vật lý, khả năng học hỏi công nghệ mới, kỹ năng sử dụng công cụ và phần mềm (Autocad, Matlab…)
3. Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô được đào tạo những gì?
Học công nghệ kỹ thuật Ô tô được đào tạo trong 4 năm rưỡi. Trong quá trình học tập các bạn sẽ được đào tạo:
- Kiến thức cơ sở ngành: Toán học và Vật lý kỹ thuật, Cơ học ứng dụng, Kỹ thuật nhiệt – động lực học.
- Kiến thức chuyên ngành: Hệ thống cơ khí ô tô, Hệ thống điện và điện tử ô tô, Nhiên liệu và năng lượng mới (nghiên cứu về xe điện, hybrid…).
- Thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp ra trường.
- Kỹ năng mềm: Quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm và sử dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế (Autocad, Matlab…)
Quá trình đào tạo này, giúp người học nắm vững kiến thức và kỹ năng qua đó có khả năng áp dụng làm việc thực tế trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Quá trình đào tạo này, giúp người học nắm vững kiến thức và kỹ năng qua đó có khả năng áp dụng làm việc thực tế trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.
4. Học công nghệ kỹ thuật Ô tô ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như:
- Kỹ sư thiết kế và chế tạo ô tô: Làm việc tại các nhà máy sản xuất ô tô, phụ tùng.
- Kỹ sư bảo trì và sửa chữa: Làm việc tại các trung tâm bảo trì, sửa chữa ô tô.
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D): Tham gia phát triển công nghệ mới như xe tự lái, hệ thống AI.
- Kinh doanh và dịch vụ: Làm nhân viên kinh doanh ô tô, phụ tùng, hoặc tư vấn dịch vụ kỹ thuật.
- Giảng dạy: Trở thành giảng viên trong các trường đào tạo chuyên ngành.
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô?
Có thể nói ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là một trong những ngành nghề hót nhất hiện nay, khi được đầu tư rất nhiều về khoa học công nghệ và sản xuất nghiên cứu.
Theo thống kê, tổng lượng xe bán ra tại Việt Nam đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á, cùng với đó ngành này đang nhận được sự đầu tư rất lớn từ các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức Mỹ. Đặc biệt, ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc nhờ xu hướng toàn cầu hóa và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông.
Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô rất rộng mở:
- Làm việc tại các hãng ô tô lớn như VinFast, Toyota, Ford, Honda…
- Tham gia vào các dự án phát triển xe điện, xe hybrid.
- Làm việc tại các công ty cung cấp dịch vụ hậu mãi, bảo trì kỹ thuật.
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực phụ tùng hoặc các giải pháp công nghệ hỗ trợ ô tô
6. Mức lương ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô hiện nay?
Đây là ngành có mức lương khởi điểm khá hấp dẫn. Sinh viên vừa ra trường có mức lương dao động 6 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Sau 5 năm, mức lương này được cải thiện, lên 15 – 50 triệu đồng, có thể cao hơn nếu bạn được nhận vào làm việc tại các tập đoàn lớn, công ty nước ngoài. Tuy nhiên, mức lương còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực chuyên môn, kỹ năng, hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, mức lương ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được tính theo vị trí việc làm. Với vị trí kỹ thuật viên ô tô thường có mức lương dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng, không yêu cầu nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, nhân viên sửa ô tô có thu nhập trung bình dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc.
Mức lương cao nhất thuộc về vị trí trưởng phòng kỹ thuật ô tô dao động từ 25 – 30 triệu đồng/tháng, được cộng thêm tiền thưởng tháng 13 và theo doanh thu. Tuy nhiên, vị trí này đòi hỏi bạn phải có trình độ đại học cũng như kinh nghiệm từ 4 – 5 năm.
7. Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô thi khối nào?
Ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô thường tuyển sinh các tổ hợp môn thuộc khối tự nhiên. Trường Đại học Công nghệ Đông Á xét tuyển ngành tại các tổ hợp xét tuyển sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lý, Sinh học
- D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh
Tại trường Đại học Công nghệ Đông Á ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là ngành học được rất nhiều các bạn học sinh quan tâm, mỗi năm có hơn 1.000 thí sinh đăng ký học tại trường. Cũng giống như khác, ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô rất được Nhà trường chú trọng đến việc thực hành. Chính vì vậy, Nhà trường đã đầu tư một tòa nhà Gara Ô tô có đầy đủ Gara sửa chữa, bảo dưỡng, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành hiện đại để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và thực hành tốt nhất của sinh viên.
Tóm lại, ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô là một lĩnh vực đầy tiềm năng với vô số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn triển vọng lớn trong tương lai. Nếu đam mê ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, các bạn hãy đăng ký ngay vào trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT).
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.