NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

Ngành Công nghệ Thực phẩm ngày càng trở thành một lĩnh vực hấp dẫn và quan trọng trong xã hội hiện đại, khi nhu cầu thực phẩm an toàn, chất lượng và dinh dưỡng ngày càng tăng cao. Vậy hãy để Trường Đại học Công nghệ Đông Á cùng bạn giải đáp thắc mắc rằng: Ngành Công nghệ Thực phẩm là gì? Bạn có thể làm gì sau khi ra trường? Cơ hội và mức lương ra sao? nhé!

Cơ hội việc làm sau khi ra trường ngành công nghệ thực phẩm
Cơ hội việc làm sau khi ra trường ngành công nghệ thực phẩm

1. Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Đây là một lĩnh vực rất thú vị, nếu bạn yêu thích tìm hiểu về cách các món ăn được chế biến, làm thế nào để thực phẩm luôn tươi ngon và an toàn, thì ngành này rất phù hợp với bạn. Trước khi tìm hiểu sâu hơn thì chúng ta cần phải hiểu được tổng quan về ngành Công nghệ Thực phẩm.

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì

Ngành Công nghệ Thực phẩm là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các khoa học kỹ thuật trong việc chế biến, bảo quản và phát triển thực phẩm. Mục tiêu của ngành là tạo ra những sản phẩm thực phẩm không chỉ ngon miệng, mà còn an toàn, bổ dưỡng và tiện lợi cho người dùng. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về hóa sinh, công nghệ chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng vần toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành Công nghệ Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm chất lượng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.

2. Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm học những môn nào?

Ngành Công nghệ Thực phẩm giúp sinh viên học các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hoá học, sinh học, vi sinh, cùng như các quy trình và công nghệ chế biến thực phẩm. Sinh viên sẽ tìm hiểu về các thiết bị sản xuất thực phẩm, cách chế biến các loại thực phẩm phổ biến, cũng như cách kiểm soát chất lượng và phân tích nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm học những môn nào
Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm học những môn nào

Các môn học chính trong ngành mà bắt buộc các bạn phải học bao gồm: Công nghệ bảo quản và chế biến nguyên liệu thực phẩm. Công nghệ sản xuất cồn rượu bia và nước giải khát. Công nghệ các sản phẩm từ cây nhiệt đới. Công nghệ đồ hộp (thịt, cá, củ, quả). Công nghệ các sản phẩm từ ngũ cốc. Công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa. Kỹ thuật lạnh trong công nghệ thực phẩm. Phát triển sản phẩm thực phẩm. Enzyme trong công nghệ thực phẩm…

3. Học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành Công nghệ Thực phẩm ở Việt Nam hiện nay đang trải qua một giai đoạn phát triển tích cực và quan trọng trong ngữ cảnh nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm an toàn, sạch, và dinh dưỡng. Với nhu cầu nhân lực trong ngành lên đến 8.000 người mỗi năm, ngành Công nghệ Thực phẩm luôn là lựa chọn đáng xem xét của các bạn học sinh. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí sau:

  • Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm: làm việc tại các công ty chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải tiến quy trình sản xuất.
  • Chuyên viên kiểm tra chất lượng thực phẩm: Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất.
  • Quản lý chất lượng: Giám sát và kiểm soát các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo các sản phẩm thực phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn và dinh dưỡng.
  • Chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm thực phẩm mới.
  • Chuyên viên an toàn thực phẩm: làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Làm giảng viên/trợ giảng/kỹ sư giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng,..

Mức lương của sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm sau khi ra trường thường dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng ở các vị trí khởi điểm, tuỳ thuộc vào vị trí và năng lực của bạn. Với kinh nghiệm và thăng tiến trong công việc, mức lương có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn, đặc biệt nếu bạn làm việc tại các công ty lớn hoặc vị trí quản lý. Ngành Công nghệ thực phẩm mang lại cơ hội nghề nghiệp ổn định với mức lương hấp dẫn, đồng thời có thể phát triển lâu dài trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất và quản lý thực phẩm.

4. Ngành Công nghệ Thực phẩm xét tuyển những tổ hợp nào?

Ngành Công nghệ Thực phẩm xét tuyển những tổ hợp nào
Ngành Công nghệ Thực phẩm xét tuyển những tổ hợp nào

4.1. Những tổ hợp xét tuyển ngành Công nghệ Thực phẩm

Ngành Công nghệ Thực phẩm có mã ngành là 7540101, thường được xét tuyển theo các tổ hợp môn tự nhiên. Các tổ hợp xét tuyển phổ biến cho ngành tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á bao gồm:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lý, Sinh học

B00: Toán, Hoá học, Sinh học

C01: Ngữ Văn, Toán, Vật lý

C08: Ngữ Văn, Hóa học, Sinh học

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D13: Ngữ Văn, Sinh học, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

4.2. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Thực phẩm

Điểm chuẩn của ngành Công nghệ Thực phẩm giao động từ 19 đến 25 điểm tùy theo phương thức bạn xét tuyển là lấy điểm thi, xét học bạ hay lấy điểm đánh giá năng lực và các trường điểm thường sẽ lấy điểm khá cao.

5. Lý do bạn nên chọn ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Tại Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT), các bạn sinh viên không chỉ được học tập trong môi trường năng động mà còn được học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết của Khoa. Các giáo sư, các tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành sẽ là đồng hành cùng các bạn trong 4 năm trên con đường Đại học “luyện khổ thành tài”.

Lý do bạn nên chọn ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Lý do bạn nên chọn ngành Công nghệ Thực phẩm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Đông Á luôn được cập nhật và cải tiến khác biệt. Các bạn được đào tạo kết hợp hai phương pháp “Active Learning” và “Học tập chủ động, giảng dạy năng động” để sinh viên dễ dàng nắm vững kiến thức cơ bản đến nâng cao để có thể áp dụng vào thực tế.

Đặc biệt hơn, Trường Đại học Công nghệ Đông Á tự hào là đối tác doanh nghiệp lớn như Polyco, Habeco, Sabeco,… Các bạn sinh viên từ năm 2 Đại học, sẽ được thực hành hay trải nghiệm thực tế tại các phòng thí nghiệm, doanh nghiệp sản xuất mà Nhà trường đã liên kết. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp sinh viên kết nối với các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát để đưa ra quyết định lựa chọn ngành phù hợp. Chúc bạn sẽ tìm thấy con đường học tập và nghề nghiệp phù hợp, đồng thời có những bước tiến vững chắc trong ngành Công nghệ Thực phẩm.